Mọi tài liệu cần thiết trong một bộ Hồ sơ dự thầu chất lượng

Thứ tư, 12 Tháng Bảy 2023 4:33 CH
Hồ sơ dự thầu gồm những gì? sẽ không ít các độc giả, những nhà thầu mới chưa thực hiện đấu thầu bao giờ quan tâm. Bài viết hôm nay DauThau.Net sẽ cung cấp danh mục một bộ hồ sơ dự thầu đầy đủ để quý độc giả quan tâm, hãy cùng đón xem!
Hình minh họa
Hình minh họa

Hồ sơ dự thầu là gì?

Hồ sơ dự thầu là một bộ tài liệu do nhà thầu/nhà đầu tư chuẩn bị và nộp cho bên mời thầu/chủ đầu tư theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu


Một bộ hồ sơ dự thầu gồm những gì?

Mỗi một loại gói thầu thì sẽ có những yêu cầu khác nhau nên dẫn đến việc chuẩn bị một bộ hồ sơ dự thầu cũng có chút khác nhau dù là đấu thầu nhà nước hay đấu thầu vốn tư nhân thì căn cứ trên yêu cầu đó ta có thể chuẩn bị đầy đủ hoặc bớt đi một số nội dung không yêu cầu, chúng ta sẽ đi lần lượt từng loại hình gói thầu cụ thể:

1. Gói thầu xây lắp

- Đơn dự thầu, trường hợp đấu thầu qua mạng thì đơn dự thầu tự kết xuất khi chúng ta khai báo;
- Thỏa thuận liên danh, nếu đây là trường hợp nhà thầu liên danh;
- Bảo đảm dự thầu;
- Tài liệu chứng minh khả năng huy động vốn thực hiện gói thầu;
- Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu (Giấy đăng ký kinh doanh; đăng ký hoạt động; đăng ký mã số thuế...);
- Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người sẽ ký vào đơn dự thầu (Quyết định bổ nhiệm; Ủy quyền...);
- Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà thầu như:

+ Chứng nhận năng lực hoạt động xây dựng (nếu có);
+ Các hợp đồng tương tự đã triển khai, kèm theo thanh lý hợp đồng, hóa đơn chứng từ thể hiện công việc hoàn thành;
+ Các chứng nhận hoặc quyết định tặng thưởng đối với công trình đã tham gia thi công (nếu có);
+ Danh sách nhận sự của nhà thầu;
+ Danh mục máy móc thiết bị của nhà thầu hoặc có khả năng huy động (đi thuê);

- Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu;
- Đề xuất về giá và các bảng biểu;
- Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế (nếu có);
- Các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (nếu có);
Lưu ý: Một số gói thầu quy mô lớn quy định 2 túi hồ sơ, 1 túi hồ sơ là đề xuất về kỹ thuật, 1 túi hồ sơ là đề xuất về tài chính đóng gói riêng biệt.

2. Gói thầu mua sắm hàng hóa

- Đơn dự thầu, trường hợp đấu thầu qua mạng thì đơn dự thầu tự kết xuất khi chúng ta khai báo;
- Thỏa thuận liên danh, nếu đây là trường hợp nhà thầu liên danh;
- Bảo đảm dự thầu;
- Tài liệu chứng minh khả năng huy động vốn thực hiện gói thầu (nếu có);
- Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu (Giấy đăng ký kinh doanh; đăng ký hoạt động; đăng ký mã số thuế...);
- Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người sẽ ký vào đơn dự thầu (Quyết định bổ nhiệm; Ủy quyền...);
- Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà thầu như:

+ Các hợp đồng tương tự đã triển khai, kèm theo thanh lý hợp đồng, hóa đơn chứng từ thể hiện công việc hoàn thành;
+ Các chứng nhận mà nhà thầu có (ISO; chứng nhận đại lý;...)

- Đề xuất giải pháp và phương pháp luận thực hiện gói thầu;
- Đề xuất về giá và các bảng biểu;
- Đề xuất các thông số kỹ thuật, nhãn mác, ký hiệu, xuất xứ hàng hóa;
- Đề xuất các điều kiện cung cấp hàng hóa, bảo hành, bảo trì hàng hóa;
- Cataloge và các tài liệu kỹ thuật hàng hóa;
- Các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (nếu có);
Lưu ý: Một số gói thầu quy mô lớn quy định 2 túi hồ sơ, 1 túi hồ sơ là đề xuất về kỹ thuật, 1 túi hồ sơ là đề xuất về tài chính đóng gói riêng biệt.

3. Gói thầu dịch vụ tư vấn

- Đơn dự thầu, trường hợp đấu thầu qua mạng thì đơn dự thầu tự kết xuất khi chúng ta khai báo;
- Thỏa thuận liên danh, nếu đây là trường hợp nhà thầu liên danh;
- Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu (Giấy đăng ký kinh doanh; đăng ký hoạt động; đăng ký mã số thuế...);
- Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người sẽ ký vào đơn dự thầu (Quyết định bổ nhiệm; Ủy quyền...);
- Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà thầu như:

+ Chứng nhận năng lực hoạt động xây dựng còn hiệu lực;
+ Các hợp đồng tương tự đã triển khai, kèm theo thanh lý hợp đồng, hóa đơn chứng từ thể hiện công việc hoàn thành;
+ Các chứng nhận hoặc quyết định tặng thưởng đối với công trình đã tham gia (nếu có);
+ Danh sách nhân sự và lý lịch chuyên môn của từng nhân sự;
+ Danh sách máy móc thiết bị hiện có;

- Đề xuất giải pháp và phương pháp luận thực hiện gói thầu;
- Giải pháp và đề xuất tiến độ thực hiện gói thầu;
- Đề xuất về giá:

+ Bảng tổng hợp giá chào thầu;
+ Bảng chi phí thù lao chuyên gia;
+ Các chi phí khác;

- Các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (nếu có);
Lưu ý: Gói thầu tư vấn sẽ thực hiện theo 2 túi hồ sơ, 1 túi hồ sơ là đề xuất về kỹ thuật, 1 túi hồ sơ là đề xuất về tài chính đóng gói riêng biệt.

4. Gói thầu phi tư vấn

- Đơn dự thầu, trường hợp đấu thầu qua mạng thì đơn dự thầu tự kết xuất khi chúng ta khai báo;
- Thỏa thuận liên danh, nếu đây là trường hợp nhà thầu liên danh;
- Bảo đảm dự thầu;
- Tài liệu chứng minh khả năng huy động vốn thực hiện gói thầu (nếu có);
- Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu (Giấy đăng ký kinh doanh; đăng ký hoạt động; đăng ký mã số thuế...);
- Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người sẽ ký vào đơn dự thầu (Quyết định bổ nhiệm; Ủy quyền...);
- Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà thầu như:

+ Các hợp đồng tương tự đã triển khai, kèm theo thanh lý hợp đồng, hóa đơn chứng từ thể hiện công việc hoàn thành;
+ Các chứng nhận mà nhà thầu có (ISO; chứng nhận đại lý;...)

- Đề xuất giải pháp và phương pháp luận thực hiện gói thầu;
- Đề xuất về giá và các bảng biểu;
- Đề xuất các thông tin chi tiết về dịch vụ cung cấp;
- Các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (nếu có);
Lưu ý: Một số gói thầu quy mô lớn quy định 2 túi hồ sơ, 1 túi hồ sơ là đề xuất về kỹ thuật, 1 túi hồ sơ là đề xuất về tài chính đóng gói riêng biệt.

5. Đối gói thầu theo hình thức đối tác công tư

- Hồ sơ đề xuất kỹ thuật: Trong hồ sơ này sẽ bao gồm tất cả những hồ sơ tài chính, pháp lý, năng lực và kinh nghiệm cũng như đề xuất của nhà đầu tư trên cơ sở xác định những tiêu chí của hồ sơ mời thầu, cụ thể gồm:

+ Đơn dự thầu;
+ Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu;
+ Giấy ủy quyền (nếu cần thiết);
+ Thỏa thuận liên danh (nếu có sự thay đổi liên danh);
+ Bảo đảm dự thầu;
+ Các tài liệu cập nhật, xác định năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư;
+ Đề xuất kỹ thuật;

- Hồ sơ đề xuất tài chính, gồm các giấy tờ cơ bản như:

+ Đơn dự thầu;
+ Đề xuất về tài chính đối với gói thầu;
+ Bảng biểu thông tin hồ sơ dự thầu;

Trên đây chúng tôi cung cấp danh sách những nội dung cần chuẩn bị của một bộ hồ sơ dự thầu đầy đủ, dù là thực hiện đấu thầu vốn nhà nước hay đấu thầu tư nhân thì các nhà thầu cũng nên thực hiện đầy đủ theo các nội dung hướng dẫn trên. Đối với đấu thầu tư nhân, vốn không bị ràng buộc bởi luật đấu thầu thì tùy theo yêu cầu chủ đầu tư đưa ra trong hồ sơ mời thầu mà có thể chuẩn bị hoặc bỏ bớt một số nội dung không có nêu trên. Tuy nhiên, theo chúng tôi đánh giá, để chủ đầu tư có thể hiểu và hình dung đầy đủ về "chân dung năng lực nhà thầu" chúng ta cứ nên cung cấp đầy đủ những tài liệu trên.

DauThau.Net ra đời nhằm kết nối, hỗ trợ tối đa giữa các chủ đầu tư và nhà thầu, nhà cung cấp. Trong trường hợp cần hỗ trợ hãy liên lạc ngay với chúng tôi:

Tác giả: Son Vu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tìm kiếm thông tin
Click để tìm kiếm nâng cao
Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây